Find Us Online At
iBookstore
Android app on Google Play
Like Us
A programme by
Các nhà thiên văn học và khám phá mới mang tính đột phá

Vũ trụ của em

6 July 2011, Ho Chi Minh city

Bạn có biết rằng mọi thứ trên Trái Đất đều được tạo ra từ vật chất của các ngôi sao chứ? Nếu như bạn có thể quan sát thế giới xung quanh bạn với kính hiển vi siêu mạnh, bạn sẽ nhìn thấy mọi thứ được tạo thành từ những thứ nhỏ xíu được gọi là nguyên tử. Hiện nay chúng ta biết được có hơn 110 loại nguyên tử khác nhau, với hydro là nguyên tử phổ biến nhất trong Vũ Trụ.

Vài nguyên tử, như cacbon, được tạo ra bên trong những ngôi sao. Nhưng những nguyên tử khác, như vàng, cần nhiệt độ còn cao hơn để hình thành và được tạo ra khi những ngôi sao chết nổ tung trong thứ được gọi là vụ nổ siêu tân tinh. Khi những nguyên tử liên kết với nhau, nhóm những nguyên tử được gọi là phân tử. Bạn đã biết được những tên của một vài phân tử, như nước chẳng hạn.

Ngày nay, bằng việc sử dụng kính thiên văn được gọi là APEX, các nhà thiên văn học đã lần đầu tiên tìm thấy một phân tử trong Vũ Trụ được gọi là hydro peroxit. Phân tử này đã được tìm thấy trong một đám mây khí và bụi trong thiên hà của chúng ta (khu vực được đánh dấu bằng vòng tròn đỏ trong bức ảnh phía trên). Các bác sĩ sử dụng hydro peroxit để khử trùng vết thương, nhưng phân tử này còn có nhiều công dụng khác nhau nữa.

Các nhà thiên văn học nghĩ rằng phần lớn những phân tử nước trên Trái Đất được tạo thành trong không gian, nhưng thật hư họ vẫn chưa hiểu rõ làm thế nào được như vậy. Song hydro peroxit được tạo thành từ những nguyên tử cùng loại với những nguyên tử trong nước (nguyên tử hydro và oxi), vì thế phát hiện về phân tử này có thể là chìa khóa để giải mã bí ẩn của nước trong không gian!

Bạn có biết

Nhiệt độ ở Nam Cực trên Trái Đất có thể giảm xuống -60°C. Nhưng đám mây bụi và khí mà ở đó hydro peroxit được tìm thấy còn lạnh khủng khiếp hơn nữa: -250°C.

More information

Bài viết được viết lại theo thông tin từ thông cáo báo chí của ESO

Share:

More news
12 October 2020
1 October 2020
16 September 2020
14 September 2020
10 September 2020

Images

Astronomers Make a Splash with a New Discovery
Astronomers Make a Splash with a New Discovery

Printer-friendly

PDF File
1.0 MB