Find Us Online At
iBookstore
Android app on Google Play
Like Us
A programme by
Những bong bóng bay trong Thiên hà chúng ta!

Vũ trụ của em

21 July 2011, Ho Chi Minh city

Trái Đất có rất nhiều vệ tinh nhân tạo quay xung quanh hành tinh của chúng ta. Nhưng nó chỉ có một vệ tinh tự nhiên: Mặt Trăng. Thiên hà của chúng ta – Dải Ngân Hà – cũng có vài vệ tinh tự nhiên quay xung quanh nó. Những vệ tinh này được gọi là các ‘thiên hà lùn’ bởi vì chúng nhỏ hơn nhiều so với các thiên hà bình thường như thiên hà của chúng ta. Thật buồn cười là các nhà thiên văn học đã đặt tên một trong những thiên hà lùn quay xung quanh thiên hà của chúng ta là Đám mây Magellanic to lớn!

Đám mây Magellanic to lớn này chứa nhiều khu vực mà những ngôi sao được sinh ra. Một trong số chúng được thể hiện trong bức ảnh mới ở phía trên. Bức ảnh được chụp bằng kính thiên văn có tên Kính thiên văn vĩ đại (Very Large Telescope), đặt tại quốc gia Chile ở Nam Mỹ.

Lò sản xuất ra các ngôi sao được tìm thấy trong chiếc nhẫn màu đỏ. (Nhấp vào bức ảnh để nhìn thấy toàn bộ chiếc nhẫn nhé). Đây là một đám mây khí và bụi, được gọi là Siêu bong bóng. Hình dạng giống chiếc nhẫn của Siêu bong bóng là do sự kết hợp của nhiều sự kiện chấn động mạnh. Những cơn gió hung dữ từ những ngôi sao khổng lồ và từ những ngôi sao chết đã đục rỗng trung tâm của đám mây, để lại chỉ một chiếc nhẫn khí và bụi.

Sau sự hỗn loạn và hủy diệt này là những ngôi sao mới. Các cơn gió và các vụ nổ đẩy những vụn khí và bụi lại với nhau xung quanh rìa của Siêu bong bóng. Nếu như có đủ lượng vụn khí và bụi  ết thành khối với nhau trong một khu vực của Siêu bong bóng, một ngôi sao mới được tạo ra, bởi vì các ngôi sao chỉ là những quả bóng khí và bụi lớn mà thôi! Đó là chu trình của sự sống trong Vũ Trụ: khi một số ngôi sao ngủm thì một số khác được sinh ra.

Bạn có biết

Chiều rộng của Siêu bong bóng này gấp 60 lần khoảng cách từ Mặt Trời tới ngôi sao gần nhất đấy!

More information

Bài viết được viết lại theo thông tin từ thông cáo báo chí của ESO

Share:

More news
12 October 2020
1 October 2020
16 September 2020
14 September 2020
10 September 2020

Images

Blowing Bubbles around our Galaxy!
Blowing Bubbles around our Galaxy!

Printer-friendly

PDF File
1.0 MB